Mỗi răng trên cung hàm có một hệ thống mạch máu và thần kinh giúp nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài. Hệ thống mạch máu và thần kinh này gọi là tuỷ răng.
Tuỷ răng có cấu trúc phức tạp và thay đổi trên từng răng, từng cá nhân và độ tuổi…Ví dụ: răng cửa hàm trên thường có 1 ống tuỷ nhưng răng cối lớn hàm trên thường có 3 hoặc 4 ống tuỷ; răng người già có tuỷ răng hay bị canxi hoá gây khó khăn cho việc điều trị tuỷ răng – nội nha.
Tuỷ răng có thể bị tổn thương không thể hồi phục do nhiều nguyên nhân như sự xâm nhập của vi khuẩn (do sâu răng, viêm lợi – viêm nha chu)…, chấn thương (cơ học, nhiệt độ…) khiến răng bạn không ngừng đau buốt, lúc đó răng cần được điều trị tuỷ răng hay còn gọi là nội nha. Do tính chất phức tạp của hệ thống ống tuỷ, một răng cần chữa tuỷ phải được thực hiện bởi chuyên gia trong ngành.
QUY TRÌNH KHÁM VÀ CHỮA TỦY TẠI NHA KHOA NỤ CƯỜI
1. Khám chẩn đoán trước khi điều trị tủy
Bất cứ bệnh nhân nào lần đầu tiên đến với Nha khoa NỤ CƯỜI đều được khám và chụp phim kiểm tra răng miệng tổng quát. Nếu phát hiện hay nghi ngờ có răng cần phải điều trị tuỷ răng – Nội nha, bác sĩ sẽ chỉ định chụp phim thêm tại vùng răng đó để đánh giá chính xác hơn mức độ tổn thương và độ khó của răng cần chữa tuỷ. Theo đó bệnh nhân sẽ được thông báo về tình trạng răng miệng, kế hoạch điều trị, thời gian và chi phí cụ thể.
2. Thực hiện điều trị tuỷ
- Gây tê trước khi điều trị.
Không phải bệnh nhân nào điều trị tuỷ răng – Nội nha cũng cần phải gây tê. Nếu bệnh nhân không đau như trong trường hợp tuỷ đã chết lâu ngày, răng không còn cảm giác thì sẽ không cần phải gây tê. Gây tê nhằm mục đích tạo sự thoải mái cho bệnh nhân và nha sĩ khi điều trị.
- Đặt đế cao su.
Đế cao su được đặt ôm sát vào răng chữa tuỷ, là phương tiện cách ly hữu hiệu trong điều trị nội nha: Răng điều trị tủy được cách ly khỏi nước bọt là nguồn chứa vi khuẩn trong miệng, đảm bảo cho răng điều trị tuỷ được ở trong môi trường khô, sạch.
Với đế cao su, không chỉ là vấn đề cách ly mà còn là vấn đề an toàn trong điều trị tuỷ răng – Nội nha. Bệnh nhân hoàn toàn yên tâm không sợ tình trạng rơi dụng cụ vào đường thở hay đường tiêu hóa và không phải khó chịu với mùi thuốc sử dụng bơm rửa ống tủy.
- Mở lối vào buồng tủy răng, làm sạch và tạo hình ống tủy
Bác sĩ sử dụng mũi khoan để mở đường vào buồng tuỷ răng. Đường vào này rất quan trọng và phải đủ rộng để bác sĩ có thể lấy sạch tuỷ răng trong toàn bộ hệ thống ống tuỷ và dễ dàng trám kín ống tuỷ sau này.
Bác sĩ sử dụng dụng cụ bằng tay hay bằng máy gọi là trâm tay hay trâm máy để lấy sạch tuỷ răng, vi khuẩn…, tạo hình ống tuỷ đồng thời kết hợp với việc bơm rửa nhiều lần cho hiệu quả việc làm sạch được nâng cao. Việc tạo hình ống tuỷ giúp cho việc làm sạch và trám bít ống tuỷ sau này được thuận lợi.
Để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống ống tuỷ được làm sạch, cần phải chụp các phim đo chiều dài chân răng hay sử dụng máy định vị chóp. Theo đó bác sĩ sẽ phải làm sạch, tạo hình tới đúng chiều dài chân răng, đảm bảo không còn mô tuỷ hay vi khuẩn còn sót lại trong ống tuỷ.
Quá trình điều trị tủy răng có thể kết thúc trong một lần hẹn hoặc nhiều lần hẹn. Giữa các lần hẹn răng đang nội nha sẽ được trám tạm lại và băng thuốc để khử trùng ống tủy.
- Trám bít ống tuỷ
Là bước cuối cùng của quy trình chữa tủy răng. Sau khi đã làm sạch tạo dạng hệ thống ống tuỷ và bệnh nhân hết các triệu chứng đau nhức, viêm nhiễm…, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy còn gọi là hàn ống tuỷ.
Quá trình trám bít ống tuỷ là sử dụng xi măng và vật liệu trám bít ống tuỷ (như cồn gutta percha) kết hợp với các dụng cụ bằng tay để bít kín toàn bộ hệ thống ống tuỷ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Sau trám bít cần chụp phim kiểm tra lại việc trám bít đã tốt hay chưa?
3. Kết luận
Quá trình điều trị tuỷ răng – Nội nha có thể kết thúc trong một lần hẹn hoặc nhiều lần hẹn. Giữa các lần hẹn răng đang điều trị nội nha sẽ được trám tạm lại để thức ăn không chui vào răng gây thêm nhiễm trùng.
Răng sau chữa tủy có thể sẽ được trám hay phải bọc mão, tái tạo cùi răng tuỳ thuộc vào mức độ mất chất của răng và đánh giá của các bác sỹ chuyên khoa Nha khoa NỤ CƯỜI trên lâm sàng.
Một giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi điều trị tuỷ tại Nha khoa NỤ CƯỜI
Điều trị tủy răng có đau không?
Với công nghệ hiện đại tại Nha khoa NỤ CƯỜI, quá trình điều trị tủy răng sẽ không gây ra bất kỳ đau nhức nào, nhờ sự hỗ trợ của công nghệ gây tê tân tiến, giúp kiểm soát và giảm đau cơn nhanh.
Mất bao lâu thời gian cho một ca điều trị tủy răng?
Tuỳ từng trường hợp, một liệu trình điều trị tủy nha có thể thực hiện trong chỉ một lần hẹn, hoặc kéo dài nhiều lần tùy thuộc vào từng răng và mức độ nặng nhẹ của tủy bị viêm.
Sau chữa tủy răng có phải bọc răng sứ?
Sau khi điều trị tuỷ, răng không còn mô tuỷ để nuôi sống nên trở nên giòn và dễ nứt vỡ. Làm răng sứ ngay sau khi điều trị tủy có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ răng.
Vậy “răng chết” tồn tại được bao lâu?
Nếu biết cách chăm sóc và giữ gìn, răng được chữa tủy và phục hồi có thể tồn tại suốt đời
Có ăn uống bình thường ngay sau khi điều trị tuỷ không?
Bạn có thể ăn uống bình thường sau khi điều trị tủy, tuy nhiên cần hạn chế những loại đồ ăn quá dai cứng, hoặc những đồ ăn quá nóng, quá lạnh.
HÃY NHẮN TIN HOẶC GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP MỌI THẮC MẮC NHANH NHẤT.